Phan Quốc Việt,ách ViệtÁchiếmlĩnhthịtrườngkittestởđịaphươagbong88 Tổng giám đốc Công ty Việt Á, vừa bị VKSND Tối cao truy tố về hai tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ, ngày 29/9.
Cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cùng Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký của ông Long); Phạm Duy Tuyến (cựu giám đốc CDC Hải Dương), Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế), Nguyễn Nam Liên (cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính), Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) bị truy tố tội Nhận hối lộ.
Nhận tiền cảm ơn tổng cộng hơn 4 tỷ đồng, thời điểm khởi tố, ông Phạm Xuân Thăng (cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) bị cáo buộc có dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Song khi chuẩn bị ra kết luận điều tra, C03 nhận thấy hành vi của cựu bí thư "cấu thành tội Nhận hối lộ" nên đề nghị VKS phê chuẩn chuyển tội danh.
Tại giai đoạn truy tố, đề nghị của C03 không được phê chuẩn và VKS thay đổi tội danh với ông Thăng thành Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (khung hình phạt nhẹ hơn).
Theo cáo trạng, đầu năm 2020 khi Covid-19 bùng phát mạnh, Chính phủ có chủ trương nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm để phục vụ phòng chống dịch. Phan Quốc Việt đã "đi cửa sau" để được cùng thực hiện đề tài với nguồn kinh phí 18,9 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Dọc hành trình xin cấp phép đến kinh doanh, VKS xác định Việt "dùng tiền tác động đến các bị can có vị trí, chức vụ, quyền hạn để tạo lợi thế bất hợp pháp cho Việt Á". Việt nhờ từ Trịnh Thanh Hùng (vụ phó Khoa học Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) đến các bị can ở Bộ Y tế, cán bộ Văn phòng Chính phủ can thiệp giúp để kit test được bán sớm với số lượng lớn trên khắp cả nước.
"Hành vi này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng", cáo trạng nhận định và kết luận vụ án này gây thiệt hại hơn 1.200 tỷ đồng của Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác; trong đó riêng Nhà nước bị thiệt hại hơn 400 tỷ đồng từ sai phạm thông thầu.
Sau khi kit test được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, Việt nhờ ông Long, Huỳnh, Trịnh "can thiệp, tác động" giúp đến một số lãnh đạo cấp tỉnh của các địa phương để Việt Á được tiêu thụ sản phẩm. Dọn đường này xong, Việt chỉ đạo 7 nhân viên phụ trách vùng của Việt Á tiếp cận với lãnh đạo của Sở Y tế, Bệnh viện, CDC trên cả nước để đặt vấn đề.
Theo VKSND Tối cao, có lần Việt Á bị "đối thủ" là Công ty Phù Sa ngáng đường khi doanh nghiệp này được Bộ Y tế giới thiệu đến các địa phương để mua sinh phẩm xét nghiệm. Lập tức Việt đến nhà gặp ông Nguyễn Văn Trịnh (cán bộ Văn phòng Chính phủ) nhờ chỉnh sửa văn bản, xóa nội dung "liên hệ Công ty Phù Sa". Được ông Trịnh giúp, Việt Á chiếm thế độc quyền phân phối sản phẩm, theo cáo trạng.
Nhà chức trách nhận thấy cách thức chung được Việt Á áp dụng ở hơn 20 địa phương là gặp trực tiếp lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế, CDC, bệnh viện đặt vấn đề. Khi được "bật đèn xanh", doanh nghiệp bắt đầu thông đồng với bên mua trước trước khi lập hồ sơ mời thầu, chào hàng cạnh tranh; ký hợp đồng mua bán để cơ sở y tế chuyển tiền qua công ty trung gian cho Việt Á.
Cụ thể, khi Việt Á cung cấp báo giá, Sở Y tế, bệnh viện, CDC các địa phương sẽ dùng tài liệu này để "móc ngoặc" với các công ty thẩm định giá hợp thức thủ tục, ban hành chứng thư thẩm định giá. Có trường hợp, cơ sở y tế đưa trực tiếp báo giá vào hồ sơ thầu bằng nhiều hình thức để Việt Á trúng thầu một cách "thiếu trong sáng".
Về tiền % chi ngoài hợp đồng, Việt chỉ đạo chuyển từ tài khoản cửa hàng Âu Lạc đến tài khoản lãnh đạo địa phương, cơ sở y tế hoặc tài khoản người thân do lãnh đạo cung cấp. Một số trường hợp, Việt chỉ đạo nhân viên rút tiền mặt đưa trực tiếp.
Ngoài vụ án này do Bộ Công an điều tra với 38 bị can, công an các tỉnh, thành phố còn khởi tố 19 vụ án về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộvà Vi phạm quy định về đấu thầu.
Một trong những địa phương có sai phạm nghiêm trọng liên quan Việt Á là Hải Dương. Năm 2020, Hải Dương sử dụng 3 loại kit xét nghiệm, trong đó có kit của hãng Thermofigher Mỹ với giá 185.000 đồng/kit. Một năm sau, Hải Dương công bố dịch đợt 3 nên Việt nhận thấy đây là thị trường béo bở.
Thời điểm đó Hải Dương đang dùng kit test có giá cả hợp lý nên để chiếm lĩnh được thị trường, Việt đã nhờ ông Long và Huynh tác động đến Bí thư Phạm Xuân Thăng. Được Bí thư Tỉnh ủy đồng ý, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống dịch ban hành nhiều văn bản có nội dung: "Giao CDC ký hợp đồng với Việt Á".
Việt mang kit test về Hải Dương chào hàng và đề nghị độc quyền bán kit cùng các vật tư, sinh phẩm y tế khác trên địa bàn. Việt Á còn đề xuất "đuổi" hết các đơn vị khác đang tham gia hỗ trợ chống dịch ở Hải Dương để Việt Á một mình xét nghiệm diện rộng trên toàn tỉnh.
Không chỉ quan hệ với Bí thư Tỉnh ủy, Việt còn thỏa thuận chia 20-30% giá trị ngoài hợp đồng cho Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến. Ông Tuyến sau đó đồng ý cho Việt Á cung cấp thiết bị trước rồi làm hồ sơ hợp thức, quyết toán sau. Kết quả, năm 2021, Việt Á trúng 4 gói thầu ở Hải Dương, trong đó có hơn 220.000 kit xét nghiệm, gây thiệt hại 73 tỷ đồng.
Tại Bắc Giang, một trong những điểm nóng về Covid-19 ở miền Bắc, Việt thống nhất với Giám đốc CDC Đặng Thanh Minh về việc cung cấp 2.000 kit xét nghiệm để sử dụng trước. Sau khi dùng, CDC Bắc Giang mới hợp thức hóa chứng thư thẩm định để ký thanh toán gói thầu.
Sau lần mở hàng đầu tiên, Việt Á ủy quyền cho Công ty Phan Anh cung cấp kit test cho CDC Bắc Giang. Phương thức làm việc vẫn giữ nguyên, cung cấp thiết bị trước, hợp thức hóa hợp đồng sau. Sau mỗi gói thầu, Việt Á sẽ thông qua Công ty Phan Anh để chia phần trăm ngoài hợp đồng cho CDC Bắc Giang với tổng số tiền 45 tỷ đồng.
C03 kết luận Việt Á đã cung cấp cho CDC Bắc Giang 11 hợp đồng với hơn 300.000 kit test và đã được thanh toán 150 tỷ đồng. Giá thực tế chỉ 143.000 đồng/kit nhưng Việt Á đã bán với giá 570.000 đồng nên thiệt hại mà doanh nghiệp này gây ra ở Bắc Giang là 105 tỷ đồng.
Không chỉ ở Hải Dương và Bắc Giang, Việt Á dưới sự chỉ đạo của ông chủ Phan Quốc Việt liên tục đặt vấn đề độc quyền kit test ở các tỉnh từ Bắc và Nam. Hành vi thông thầu của nhóm Việt Á với cán bộ nhà nước đã gây thiệt hại ở 19 tỉnh thành. Điển hình như Nghệ An 16 tỷ đồng, Bình Dương 55 tỷ, Đồng Tháp 79 tỷ, Hà Nội 14 tỷ, Nam Định 14,5 tỷ, Cà Mau 12,2 tỷ, Vĩnh Long 12 tỷ....
Theo VKS, Việt đã lợi dụng chủ trương của Nhà nước trong lúc dịch bệnh để câu kết với các bị can có chức vụ, quyền hạn tại nhiều bộ ngành. Các bị can sau đó bằng nhiều thủ đoạn đã thực hiện chuỗi các sai phạm, biến sản phẩm đề tài thuộc sở hữu Nhà nước thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Để thực hiện xuyên suốt các sai phạm trên, Việt đã trực tiếp hoặc chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ 106 tỷ đồng. Trong đó đưa cho ông Trịnh Thanh Hùng 8 tỷ đồng và các bị can ở Bộ Y tế 64 tỷ đồng.
Cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và thư ký Nguyễn Huỳnh bị VKS cáo buộc đã lợi dụng chức vụ để can thiệp, giúp đỡ Việt Á kinh doanh trái pháp luật. Riêng ông Long thông qua thư ký để gợi ý Việt đưa tổng cộng 2,25 triệu USD (51 tỷ đồng).
>> Danh sách 38 người bị truy tố