Laptop Cũ

Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội ngày 22/10 đưa ra báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính nước tẩy trang

【nước tẩy trang】Đề xuất cấp học bổng cho nghiên cứu sinh tiến sĩ

Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội ngày 22/10 đưa ra báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách,Đềxuấtcấphọcbổngchonghiêncứusinhtiếnsĩnước tẩy trang pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ. Trong đó, cơ quan này nêu thực trạng đầu tư cho đào tạo tiến sĩ hiện nay.

Theo Ủy ban Văn hóa Giáo dục, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung và đào tạo tiến sĩ nói riêng còn thấp. Hiện, tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học của Việt Nam ở mức 0,27% GDP - thấp hơn nhiều so với Thái Lan (0,64%), Trung Quốc (0,87%), Singapore và Hàn Quốc (1%), Malaysia (1,13%).

Chi phí đào tạo một tiến sĩ tại các trường đại học công lập trung bình khoảng 16 triệu đồng một năm (trừ lĩnh vực khoa học sức khỏe khoảng gần 32 triệu đồng). Mức này cũng thấp hơn rất nhiều so với thế giới. Như tại Anh, chi phí này khoảng 15-16.000 bảng mỗi năm (450 triệu đồng), Australia khoảng 22-40.000 AUD (340-620 triệu đồng), Singapore khoảng 20-25.000 SGD (357-447 triệu đồng), Mỹ khoảng 28-40.000 USD (688-983 triệu đồng).

Ủy ban Văn hóa Giáo dục cũng cho rằng cơ chế, chính sách học bổng và hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nghiên cứu sinh chưa được quan tâm đúng mức. Ở nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, nghiên cứu sinh không những không phải đóng học phí mà còn được cấp học bổng với mức đủ bảo đảm chi phí sinh hoạt hàng tháng và kinh phí hỗ trợ hoàn thiện luận án, thậm chí được nhận lương khi trợ giảng hoặc nghiên cứu cùng người hướng dẫn.

"Nghiên cứu sinh ở Việt Nam vừa phải đóng học phí, vừa bị hạn chế tiếp cận các nguồn tài trợ nghiên cứu từ cơ sở đào tạo", báo cáo nêu. Ngoài ra, Việt Nam chưa có chính sách hỗ trợ, thu hút người học tiến sĩ ở các ngành, lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ, vốn rất cần thiết nhưng kén người học.

Trong khi đó, cơ sở đào tạo cũng gặp áp lực cân đối thu chi theo cơ chế tự chủ. Những nguyên nhân này khiến việc đào tạo tiến sĩ chưa đạt được mục tiêu cả về quy mô và chất lượng.

Cho rằng đào tạo tiến sĩ là đào tạo tinh hoa, Ủy ban Văn hóa Giáo dục kiến nghị có cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ ở các ngành, lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghệ cao, công nghệ cốt lõi.

Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ học bổng, kinh phí nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu, học tập xuất sắc, những đề tài, luận án có tính ứng dụng cao.

Cơ chế tài chính, phương thức cấp phát kinh phí cho đào tạo và nghiên cứu cần được đổi sang hình thức đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Ủy ban Văn hóa Giáo dục đề xuất Quốc hội cần có nghị quyết chuyên đề về định hướng chính sách thúc đẩy, khuyến khích phát triển đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Nghị quyết làm rõ lộ trình nâng tỷ trọng ngân sách chi cho giáo dục đại học tính trên GDP đạt mức trung bình của các nước trong khu vực; tăng định mức đầu tư cho đào tạo tiến sĩ nói riêng và đào tạo sau đại học nói chung.

Đối với Chính phủ, Ủy ban Văn hóa Giáo dục kiến nghị xem xét, ban hành cơ chế hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo tiến sĩ, hỗ trợ học bổng nghiên cứu cho nghiên cứu sinh, gắn việc giao đề tài, nhiệm vụ khoa học với đào tạo tiến sĩ. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần nghiên cứu, đề xuất cấp học bổng đào tạo tiến sĩ trong nước, trước hết ưu tiên các ngành cơ bản, mũi nhọn.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong hai năm học 2019-2020 và 2020-2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ là gần 10.200 nhưng số tuyển được chỉ hơn 3.000.

Hiện, nhà nước chỉ có cơ chế hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sinh theo Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2019-2030 (đề án 89). Theo đó, nghiên cứu sinh trong nước được hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài luận án (13-20 triệu đồng mỗi năm và không quá 4 năm); hỗ trợ đăng bài báo khoa học quốc tế; tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc thực tập ngắn hạn ở nước ngoài (một lần trong cả quá trình đào tạo).

Học phí chương trình nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo công lập hiện phổ biến mức 30 triệu đồng một năm. Một số ít nơi trả lương cho nghiên cứu sinh tiến sĩ bằng cách ký hợp đồng làm việc toàn thời gian với họ.

Dương Tâm

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap